.

Note Đóng lại

Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013

Bài Dự Thi Thuyết Trình - Ngành Trồng Trọt



I. Giới thiệu chung về nghề: 
    Việt Nam bắt đầu từ 1 nước nông nghiệp....từ những cánh đồng mênh mông đậm mùi lúa chín, từ những con đường đất đỏ quanh co, từ những làng quê trù phú cùng những con người nhỏ bé mộc mạc chất phát...Đó là những gì chúng ta biết về Việt Nam  trước kia. Bây giờ , không  chỉ Việt Nam  mà tất cả các nước trên thế giới đều bước vào thế kỉ của nền công nghiệp hiện đại, máy móc tiên tiến cùng những trang thiết bị hết sức phong phú...nhưng đâu đây vẫn đậm những nét riêng độc đáo của Việt Nam xưa nay vẫn chưa hề thay đổi.

Mỗi hạt gạo là mỗi giọt mồ hôi, nước mắt của người nông dân, mỗi miếng rau, mỗi quả cà sao nghe mà thân thuộc... mọi người đua nhau tiếp cận với cuộc sống đô thị phồn hoa đó là một điều đáng mừng nhưng có ai ngoảnh đầu nhìn lại đời mình lúc trước và tự hỏi mình sống nhờ thứ gì, lúc đó họ sẽ biết thành quả nông nghiệp to lớn như thế nào đối với cuộc sống con người.


Nghành trồng trọt là nền tảng của sản xuất nông nghiệp, cung cấp lương thực, thực phẩm cho dân cư, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, là cơ sở để phát triển chăn nuôi và còn là nguồn xuất khẩu có giá trị theo giá trị sử dụng, cây trồng được phân thành các nhóm: cây lương thực, cây công nghiệp, cây thực phẩm
                                                                                                             


Đến với trồng trọt là chúng ta đến với một thế giới với vô vàn các loài thực vật khác nhau. Trồng trọt tuy là một nghề không đem lại nhiều lợi nhuận nhưng tôn lên giá trị của con người ở đức tính cần cù, chịu khó, sáng tạo để phát hiện ra các giống cây trồng, thực vật mới , nghiên cứu để cho ra các loại máy làm tăng năng suất nông nghiệp.

II. Hánh trình đến với nghề trồng trọt:

Ngày nay, trình độ học vấn của mọi người càng cao, trường đại học càng nhiều và tất nhiên các trường đào tạo ngành Nông nghiệp vẫn là sự lựa chọn của rất nhiều sinh viên. Để đậu vào các trường đạo tạo ngành nghề này chúng ta cần phải có vốn kiến thức tốt từ tất cả các môn học tự nhiên bên cạnh là tình yêu thiên nhiên để vận dụng tốt hơn vào các ngành nghề trồng trọt. tiêu biểu là nghành trồng lúa.

Nhắc tới đất nước hình chữ S này không ai không biết đây là một đất nước có nền văn minh lúa nước từ rất lâu đời. Đối với người Việt chúng ta cây lúa không chỉ là một loại cây lương thực quý mà còn là một biếu tượng trong văn chương ẩn dưới "bát cơm","hạt gạo".Việt Nam, một nước có nền kinh tế nông nghiệp từ hàng ngàn năm nay. Từ một nước thiếu lương thực trầm trọng trong những năm chiến tranh nhưng hiện nay, nền nông nghiệp của nước ta không chỉ sản xuất ra đủ một lượng lớn lương thực đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn trên thế giới. Trong đó ngành trồng lúa ở nước ta là một trong những ngành ngành sản xuất lương thực vô cùng quan trọng và đạt được những thành tựu đáng kể, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ nhất nhì trên thế giới. Vì những điều đó nên trồng lúa rất phát triển ở nước ta và cho thu nhập rất cao.
Để có một cánh đồng lúa tốt và hiện đại trước hết hạt giống phải đi đầu, ngày nay có rất nhiều giống lúa tốt  OM1490, OMCS2000, IR64, MTL250, VD95-20, AS996, OM3536, Lúa thơm, v….vv….  và trong năm 2012 có một giống có  năng suất bình quân giống lúa Sỏi đạt bốn tấn/ha, lượng giống siêu nguyên chủng huyện thu được 20 tấn .Việc sản xuất khảo nghiệm giống lúa Sỏi được đánh giá là sự thành công rất đáng mừng, mở ra triển vọng mới, bởi khả năng chịu mặn của giống lúa này đạt đến 9,3%, đồng thời là giống lúa chịu mặn cao nhất ở khu vực ĐBSCL tính đến thời điểm hiện nay,  ruộng lúa lúa Sỏi chịu mặn 10 phần ngàn rất phù hợp với vùng đất nhiễm mặn, phèn, khí hậu khắc nghiệt của địa phương, được nông dân hưởng ứng tích cực. người dân quê nghèo này không còn sợ đói, chạy gạo ăn hàng ngày Bên cạnh đó yếu tố đất và nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc trông lúa nước bởi vì nếu đất khô cằn và thiếu nước thì lúa sẽ không phát triển.
 Công việc đầu tiên của nghề trồng lúa đó là làm đất, chúng ta cần phải làm cho đất tơi xốp, dọn sạch cỏ dại đối với vụ hè – thu  cày đất với độ sâu từ 15-20 cm. Ngày xưa ông bà ta dùng sức trâu để cày nhưng để phát triển nghề trồng lúa theo phương pháp hiện đại thì công việc này đã có những máy cày và máy xới đất.


Sau khi hạt giống được ngâm ủ 24- 36 tùy theo hạt giống  thì người trồng trọt bắt đầu gieo sạ bằng biện pháp gieo hàng kéo tay hoặc liên hợp với máy kéo




Cấy xuống được vài ba hôm thì lúa đâm rễ mới, gọi là bén chân hay "đứng chân". Cũng như chữ "ngồi" ở trên, chữ "đứng chân" rất chính xác, rất hình tượng, vì chỉ vài ba hôm trước do mới cấy, mọi cây lúa đều ngả nghiêng, xiêu vẹo, thậm chí có cây còn bị nổi trên mặt nước nữa. Giờ đây đã "đứng chân" được, tức là cũng giống như người ta, có một tư thế đứng chân vững vàng, đã chắc chắn bám trên mặt đất.
Khác với lúc nảy mầm, cây lúa sinh sôi bằng cách "đẻ nhánh". Nhánh "con" nhánh "cái" thi nhau mọc ra, tần vần thành khóm. Vào khoảng tháng hai âm lịch, khắp cánh đồng mơn mởn màu xanh. Dáng cây thon thả, mềm mại, sắc lá non tơ đầy sức sống gợi cái gì đấy tươi trẻ, xinh xắn, dịu dàng. Đó chính là lúc cây lúa "đang thì con gái", thời đẹp nhất của đời lúa, đời người. Gặp hôm trời quang mây tạnh, đứng ở đầu làng mà trông, cánh đồng trải ra bát ngát, đẹp tựa bức tranh.
Hết thời kỳ xuân xanh, lúa chuyển sang giai đoạn "tròn mình", "đứng cái" rồi "ôm đòng". Đòng lúa to nhanh, nắng mưa rồi mỗi ngày mỗi khác. "Lúa chiêm lấp ló đầu bờ/Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên". Nếu mưa thuận gió hoà chỉ mươi hôm là lúa trỗ xong. Nhưng chẳng may gặp kỳ khô hạn thì đòng không trỗ lên được, người ta bảo bị "nghẹn". "Nghẹn" là cực lắm rồi, là có cái gì nó vương vướng, như uẩn ức trong lòng...

Ngoài ra cũng có thể bị "ngã", bị "nằm" lúc gặp gió lớn mưa to. Ông bà ta sợ nhất cảnh này vì mấy tháng trông cây đã sắp đến ngày hái quả. Nếu chẳng may bị "ngã" non thì hột thóc sẽ lép lửng, coi như hỏng ăn. Còn lúa "nằm" dưới nước, ngâm độ vài ngày thì hột thóc trương lên, nứt nanh và nảy mầm ngay trên bông. Mầm nhú trắng trông xót ruột. Xót ruột về khoe vui với nhau, thóc nhà tôi "nhe răng cười" ông ạ!

Cây lúa không chỉ mang lại sự no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hoá tinh thần của người Việt. Hạt lúa và người nông dân cần cù, mộc mạc là mảng màu không thể thiếu trong bức tranh của làng quê Việt Nam bây giờ và mãi mãi sau này. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, cây lúa cũng đang có những biến đổi để thích ứng với nhu cầu thực tế. Chính vì vậy, cần phải bảo tồn và phát triển, làm phong phú thêm nguồn gen thực vật quý giá này, nâng cao hơn nữa về cách trông lúa đưa đất nước ta trở thành một đất nước mạnh về lúa gạo và hiện đại nhất trong khâu trồng lúa.

Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước, hạt gạo gắn liền với sự phát triển dân tộc và việc sản xuất lúa gạo cho đến nay vẫn là nền kinh tế chủ yếu của đất nước. Nếu trên trái đất, diện tích đất trồng lúa chiếm 11% thì tại Việt Nam khắp nơi đều trồng lúa, nhất là ở các miền đồng bằng và trên thế giới số người được sống bằng lúa gạo là 50% thì tại Việt Nam là 100%. Trên thực tế, việc sản xuất ra lúa gạo là một hoạt động kinh tế đứng hàng đầu. Những cánh đồng lúa trải dài từ khắp miền núi, đồng bằng đến cao nguyên, hình thành nên nhiều vùng thâm canh cây lúa. Những vựa lúa lớn của nước Việt Nam cả về diện tích, sản lượng và chất lượng có thể kể đến như đồng bằng sông Hồng thuộc khu vực phía bắc, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Nam Bộ...

“ Trồng trọt ” tuy là một nghành không mới mẻ nhưng nó đòi hỏi vồn kiến thức không chỉ là lý thuyết mà còn phải biết thực hành áp dụng vào trong thực tiễn. Chúng ta cần phải khuyến khích các bạn trẻ đi theo nghành này nó không ảm đạm hay không có viêc làm như các bạn nghĩ nhưng chính các bạn – những người tài giỏi sẽ đóng góp đưa nền Nông nghiệp nước nhà đi lên. Chúng ta cần phải đưa nền nồng nghiệp đi lên tiến bộ vượt bậc nhiều hơn nữa vươn xa hơn và ngang tầm với các nước có nền Nông nghiệp tiên tiến trên thế giới. 


III.Từ hạt lúa nhân dân xứ Quảng đến quê hương:
-         Bánh tráng Đại Lộc
-         Mì (Cao Lầu – Hội An)
-         Mì Quảng
-         Bánh ướt
-         Bún ( Phương Hòa – Tam Kỳ)

·        Một số cơ sở dạy nghề trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ:
-         Trường Cao Đẳng KT-KT Quảng Nam    
-         Đại học Nông Lâm – Huế
-         Đại học Nông Lâm – Tp Hồ Chí Minh
-         Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội
-         Đại học Nông Lâm [ ĐH Thái Nguyên ]