.

Note Đóng lại

Học Tập




 HƯỚNG DẪN THI VÀO TRƯỜNG THPT CHUYÊN 
NĂM HỌC  2013 - 2014

1. Chỉ tiêu tuyển sinh
Năm học 2013-2014, tỉnh Quảng Nam tuyển sinh cho hai trường THPT chuyên là THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm và THPT chuyên Bắc Quảng Nam. Số lượng tuyển sinh mỗi trường là 8 lớp chuyên gồm các môn: Ngữ văn, Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học  tiếng Anh,  Tin học và Sử-Địa (Phụ lục 1).
Không tuyển lớp 10 không chuyên trong trường chuyên.
2. Điều kiện dự tuyển:
Học sinh được tham gia dự tuyển khi có đủ các điều kiện sau:
a) Đang theo học lớp 9 tại các trường THCS trong tỉnh Quảng Nam;
b) Xếp loại hạnh kiểm, học lực cả năm học của các lớp ở cấp trung học cơ sở từ khá trở lên;
c) Xếp loại tốt nghiệp trung học cơ sở từ khá trở lên.
3. Phương thức tuyển sinh: Tổ chức tuyển sinh qua hai vòng
a) Vòng 1: Tổ chức sơ tuyển đối với những học sinh có hồ sơ dự tuyển hợp lệ và đủ điều kiện dự tuyển ; 
b) Vòng 2: Tổ chức thi tuyển đối với những học sinh đã được chọn qua sơ tuyển ở vòng 1.
4. Quy định về sơ tuyển vòng 1:
Việc sơ tuyển để chọn học sinh tham gia thi tuyển ở vòng 2 căn cứ vào cách thức tính điểm của các tiêu chí sau:
a) Xếp loại học lực từng năm ở cấp THCS:
Loại  giỏi : 2 điểm. Loại khá: 1.5 điểm
b) Xếp loại tốt nghiệp THCS:
Loại giỏi : 2 điểm. Loại khá : 1.5 điểm
c) Học sinh đạt giải trong  kỳ thi học sinh giỏi văn hóa lớp 9 cấp tỉnh; đạt giải trong các kỳ thi  giải toán bằng máy tính bỏ túi, thực hành -thí nghiệm, viết thư quốc tế UPU, thuyết trình Văn học, Tin học trẻ  do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở GD&ĐT tổ chức hoặc phối hợp tổ chức:
– Giải nhất cấp tỉnh hoặc giải quốc gia (khu vực)    : 2 điểm;
– Giải nhì cấp tỉnh                                                  : 1,5 điểm;
– Giải ba cấp tỉnh                                                  : 1,0 điểm;
– Giải khuyến khích cấp tỉnh                                  : 0,5 điểm.
Học sinh đạt nhiều giải khác nhau thì được tính điểm tương ứng cho từng giải đạt được.
Các giải thi thực hành-thí nghiệm, viết thư UPU, thuyết trình Văn học, Tin học trẻ được xét bảo lưu trong cấp học.
 d) Học sinh được chọn vào thi tuyển ở vòng 2  phải đạt mức điểm từ  8 điểm trở lên.
5. Quy định về thi tuyển vòng 2:
a) Môn thi và đề thi:
+ Môn thi: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh và 01 môn chuyên. Nếu môn chuyên là Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh  thì mỗi môn này phải thi 2 bài: Một bài thi không chuyên và một bài thi chuyên với mức độ yêu cầu cao hơn;
+ Đề thi: Đề thi được áp dụng hình thức tự luận. Riêng  môn Tiếng Anh áp dụng hình thức vừa tự luận vừa trắc nghiệm.
Học sinh dự thi vào lớp chuyên nào, phải thi môn chuyên đó. Thí sinh đăng ký thi vào lớp Sử- Địa sẽ thi môn chuyên Lịch sử, chuyên Địa lý riêng.  Riêng học sinh dự thi vào lớp chuyên Tin, thì thi môn chuyên là Toán thay cho môn Tin. Học sinh đăng ký vào lớp chuyên Toán, có thể đăng ký nguyện vọng 2 là môn chuyên Tin.
+ Hệ số điểm bài thi: Điểm các bài thi không chuyên tính hệ số 1, điểm các bài thi môn chuyên tính hệ số 2.
  b) Thời gian làm bài thi:
+ Các bài thi không chuyên: Môn Toán và môn Ngữ văn là 120 phút; môn Tiếng Anh  là 60 phút;
+ Các bài thi chuyên: Môn Hóa học và môn Tiếng Anh là 120 phút, các môn khác là 150 phút.
c)Cách tính điểm xét tuyển:
  Điểm xét tuyển vào lớp chuyên là tổng số điểm các bài thi không chuyên,  và  điểm bài thi môn chuyên tương ứng với lớp chuyên (đã tính hệ số). Điểm xét tuyển  làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai;
d)Nguyên tắc xét tuyển: Chỉ xét tuyển đối với thí sinh được tham gia thi tuyển, đã thi đủ các bài thi quy định, không vi phạm quy chế trong kỳ thi tuyển sinh và các bài thi đều đạt điểm lớn hơn 2.
e) Cách xét tuyển:  Căn cứ điểm xét tuyển vào lớp chuyên, xét từ cao xuống thấp để tuyển đủ chỉ tiêu được giao cho từng môn chuyên. Trường hợp xét đến chỉ tiêu cuối cùng có nhiều thí sinh có điểm xét tuyển bằng nhau thì tiếp tục xét chọn thí sinh theo thứ tự ưu tiên sau: Có điểm thi môn chuyên đăng ký dự thi cao hơn; có điểm sơ tuyển cao hơn; có điểm trung bình môn chuyên đăng ký dự thi năm học lớp 9 cao hơn; có điểm trung bình các môn học cuối năm học lớp 9 cao hơn
f. Lịch thi:
Ngày
Buổi
Môn thi
Giờ
phát đề
Giờ bắt đầu làm bài
Thời gian làm bài
06/6/2013
Sáng
Toán không chuyên
8g00
8g5ph
120 phút
Chiều
Ngữ văn không chuyên
14g
14g5ph
120 phút
07/6/2013
Sáng
Môn chuyên
8g00
8g5ph
150 phút
(Riêng môn Hóa, Tiếng Anh 120 phút)
Chiều
Tiếng Anh không chuyên
14g
14g5ph
60 phút
 g. Địa điểm thi: (Sẽ có thông báo sau).

6. Hồ sơ – Thu nhận hồ sơ:
 a. Hồ sơ  dự tuyển :
-         Đơn xin dự tuyển (theo mẫu ).
-         01 bản sao giấy khai sinh.
          -   Học bạ cấp THCS (bản sao có xác nhận của trường THCS).
          -  Giấy  chứng nhận  tốt nghiệp THCS tạm thời (bản chính do trường THCS cấp).
          -  Giấy chứng nhận để hưởng điểm khuyến khích (bản chính,  nếu có).
-         01 ảnh 4x6 (để làm thẻ  dự thi).
          b. Nơi thu nhận hồ sơ:
Thí sinh trực tiếp mang nộp hồ sơ cho văn phòng trường THPT chuyên mình muốn theo học để đăng ký dự thi
Thời gian thu nhận hồ sơ :
Kể từ ngày 17/5/2013 đến hết ngày 22/5/2013.
7. Đăng ký nguyện vọng 2 vào lớp chuyên Tin:
Thí sinh dự thi môn chuyên Toán có thể đăng ký nguyện vọng 2 vào lớp chuyên Tin. Trong trường hợp lớp chuyên Tin tuyển không đủ chỉ tiêu thì sẽ được tuyển thêm cho đủ số lượng. Đối tượng tuyển thêm là thí sinh dự tuyển vào lớp chuyên Toán không trúng tuyển và căn cứ vào điểm xét tuyển từ cao xuống thấp để chọn.
Thí sinh muốn được xét tuyển nguyện vọng 2 vào lớp chuyên Tin thì khi đăng ký dự tuyển phải làm đơn theo mẫu quy định.
8. Đăng ký nguyện vọng  về trường THPT không chuyên
 Thí sinh khi dự tuyển vào trường chuyên phải được đăng ký dự tuyển vào một  trường THPT công lập không chuyên thuộc địa bàn đã phân tuyến. Trong trường hợp thí sinh không trúng tuyển vào trường THPT chuyên thì được xét tuyển vào trường THPT không chuyên đã đăng ký trước đó. Để đảm bảo quyền lợi xét tuyển song song vào hai trường,  thí sinh khi thi vào trường THPT chuyên phải nộp đủ hồ sơ đăng ký dự tuyển vào trường THPT công lập không chuyên theo quy định.
Để tiện cho việc theo dõi quản lý hồ sơ  của các thí sinh dự thi vào trường chuyên, thí sinh khi nộp hồ sơ vào trường chuyên sẽ được cấp một mã số (do trường THPT chuyên cấp). Thí sinh dùng mã số này để nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển vào trường không chuyên (nếu không có mã số này thì hồ sơ  nộp vào trường THPT không chuyên không hợp lệ).


THỜI  KHÓA BIỂU HKII - LỚP 9/1

KẾT QUẢ THI
IOE – OLYMPIC TIẾNG ANH

1/ Hoàng Thị Vân Anh
2/ Nguyễn Văn Thanh


         KẾ HOẠCH THI OLYMPIC TIẾNG ANH CẤP TRƯỜNG
                                  (Năm học: 2012-2013)
I.                   MỤC ĐÍCH:
-      Tạo điều kiện để HS tự rèn luyện để nâng cao kiến thức
-      Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong học tập
-      Tạo điều kiện cho HS làm quen và sử dụng internet là một phương thức học tập
-      Tạo môi trường thân thiện, lành mạnh để HS giao lưu học tập.

II. THỂ LỆ CUỘC THI:
            1. Điều kiện dự thi: - Học sinh phải vượt qua các vòng tự luyện (từ vòng 1 đến vòng 14) trước ngày 28/11/2011 và đăng ký dự thi theo một tài khoản có mã số ID đã được BTC cấp toàn quốc duyệt thành viên. Nhà trường lấy danh sách thi cấp trường sau ngày 28/11/2011.
- Danh sách học sinh thi, từng phòng thi, các đợt thi (nếu thi nhiều đợt)được Ban tổ chức thông báo cho học sinh trước ngày thi 02 ngày.
            2. Thời gian tổ chức:Kỳ thi cấp trường vòng 15 tổ chức thành nhiều đợt thi vào 2 ngày (8 – 9/12/2012)  theo khung giờ quy định như sau:
            • Buổi sáng:
+ Từ 7h30 đến 8h00: lớp 4, lớp 6.+ Từ 8h30 đến 9h00: lớp 5, lớp 7.
+ Từ 9h30 đến 10h00: lớp 3, lớp 9.+ Từ 10h30 đến 11h00: lớp 8.
• Buổi chiều:
+ Từ 13h30 đến 14h00: lớp 4, lớp 6.+ Từ 14h30 đến 15h00: lớp 5, lớp 7.
+ Từ 15h30 đến 16h00: lớp 3, lớp 9.+ Từ 16h30 đến 17h00 : lớp 8.

Các Phương Pháp Học Tốt Môn Hóa
Hóa học là một bộ môn rất khó mà không phải học sinh nào cũng có thể tiếp thu và học tốt môn này được. Nhưng nếu nắm chắc được phương pháp học tốt thì bộ môn này sẽ là phần rất quan trọng giúp đỡ chúng ta trong các kỳ thi như : thi tốt nghiệp, thi đại học các khối A và B ….
         Sau đây, mình xin cung cấp cho các bạn một số phương pháp về lý thuyết cũng như thực hành mà mình thu nhặt được trong 2 năm học môn hóa để học tốt môn hóa :
             1/ Nắm vững lý thuyết sách giáo khoa :
       Có thể nói lý thuyết là một trong những tiền đề cơ bản để học tốt môn hóa học. Nếu các bạn  muốn thực hành, muốn làm bài tập thì trước hết phải có những kiến thức, công thức làm chỗ dựa. Muốn được như vậy, các bạn phải học thuộc những công thức, tính chất vật lý, tính chất hóa học trong sách giáo khoa cũng như trong vở học. Và việc chăm chú nghe cô giảng bài, nhớ được những công thức mới cũng quan trọng không kém. Vì vậy, nếu muốn học tốt bộ môn hóa học này thì trước hết các bạn phải các bạn phải học thuộc và nắm vững được lý thuyết.
             2/ Làm nhiều bài tập :
   - Khi học xong một tiết học trên trường, các bạn nên làm hết bài tập trong sách giáo khoa không nên để qua các tiết học khác. Như thế sẽ khiến các bạn chán nản vì có quá nhiều bài tập chồng chất, dồn lại và sẽ mất dần kiến thức về môn này nếu các bạn không chịu làm bài tập.
   - Không chỉ đối với môn hóa mà đối với tất cả các môn tự nhiên-xã hội khác, bài tập sẽ giúp chúng ta vận dụng tốt những kiến thức vừa học, củng cố được kiến thức và giúp bạn nhớ được bài học một cách nhanh hơn. Ngoài ra, các bạn còn có thể tìm kiếm thêm được nhiều bài tập hay và khó thông qua internet, sách tham khảo, sách nâng cao, …. để trao dồi thêm kiến thức về hóa học của mình.

       3/ Áp dụng bài học vào thực hành :
    Nhân dân thường có câu học đi đôi với hành. Như vậy, nếu chúng ta chỉ học theo sách vở mà không áp dụng vào thực tế thì cũng không được, Nhưng nếu chúng ta áp dụng thực hành ngay mà không có những phương pháp thông qua lý thuyết thì cũng không làm được. Vì thế học và thực hành phải luôn đi cùng nhau và bổ sung cho nhau. Sau khi học xong các tiết lý thuyết trên trường, sẽ có tiết thực hành để cho các bạn vận dụng những kiến thức mình đã học áp dụng vào thực tế. Các bạn phải nắm vững những nguyên tắc khi làm thí nghiệm và những quy định khi vào phòng thí nghiệm.
(Nguồn ảnh chung: Internet)  
            Photobucket


 Các Phương Pháp Học Tốt Môn Tiếng Anh
Chắc hẳn là ai trong số các bạn không có khả năng học tốt môn “Tiếng Anh” vì bạn luôn gặp những vấn đề với “Ngữ Pháp” và “Từ Vựng” ,không thể tự tin khi đọc 1 bài READ trong sách 1 cách dễ dàng  ,“Phát Âm” của bạn chưa đúng ?
 Thế nhưng đó không phải là lí do chính của việc bạn học môn “Tiếng Anh” mà lí do chính đó chính là bạn vẫn chưa kiên trì trong công việc chinh phục môn học này.

 Tôi xin kể 1 câu chuyện với các bạn rằng chính tôi đây cũng đã từng không biết phải học môn học này như thế nào, tôi vẫn nhớ nhất lần đầu tiên trong đầu mình được dò bài môn tiếng là vào năm tôi học lớp 4, khi đó cô giáo dạy môn “Tiếng Anh” của tôi là cô Thắm đã mời tôi và 1 người bạn cũ của tôi lên bảng dò bài cũ, cô cho tôi 1 câu hỏi đó là : em hãy viết từ “học sinh” và từ “ngôi trường” cho cô. Nhưng lúc đó tôi chẳng biết 2 từ đó được viết như thế nào và tôi chỉ nhớ 1 chút về từ trường học là “school” và tôi không viết được từ còn lại như thế nào tôi, cảm thấy lúc đó mình thật xấu hổ với bạn bè trong lớp nhưng sau đó vì sự nhút nhát của mình tôi đã chê giấu sự kém cỏi trong môn học này và mãi đến năm tôi lớp 5, tôi vẫn thực sự không biết được chủ ngữ là S1, S2 và động từ là V, danh từ là N. Cuối cùng tôi bước vào năm lớp 6 với 1 cái đầu không biết lấy 1 chữ tiếng Anh của mình, nhưng để rồi mẹ tôi lại biết được chuyện ấy và đã mời cho tôi 1 giáo viên dạy tiếng Anh gần nhà là thầy Thông, thầy đã dạy cho tôi tất cả những gì tôi chưa hiểu, và cũng kể từ đó tôi học môn tiếng Anh khá lên. Thấy tôi học khá lên thầy Thông đã cho tôi làm những bài tập nâng cao hơn, tôi làm những bài tập đó 1 cách bình thường mà không biết đây là bài nâng cao và càng ngày tôi lại học giỏi môn tiếng Anh hơn thầy đã nói tôi cũng nên đi thi HSG môn Anh và tôi cũng đã đi thi nhưng không có kết quả, nhưng không nản chí đến năm lớp 7 tôi đã có chân trong đội tuyển thi thành phố môn Anh của trường nhưng lại 1 lần nữa tôi lại không đạt được kết quả, vì thế khi bước vào năm lớp 8 tôi đã kiên trì học môn Anh và tôi có lại có mặt trong đội tuyển của trường đi thi, cuối cùng những nổ lực tôi nổ ra đã được đền đáp là tôi đạt được giải nhì.

 Tôi xin dừng câu chuyện tại đây và tôi xin nêu ra những phương pháp mà tôi đã học tập được để học tốt môn tiếng Anh  :

+ Thường xuyên ôn tập các từ vựng mới sau mỗi bài mới

+ Thường xuyên ôn tập lại các công thức để có thể nắm vững công thức và làm bài đạt hiệu quả trong kiểm tra 15 phút cũng như kiểm tra 1 tiết và học kỳ 

+ Thường xuyên làm bài tập trong các sách bài tập có thể mua được ở các hiệu sách

+ Thường xuyên luyện đọc các bài trong sách giáo khoa hay là những bài đọc có thể tìm được trên mạng

+ Trong các tiết học nên chú ý “Cách Phát Âm” của thầy cô và lắng nghe những bài LISTEN từ máy đĩa
         
+ Và đình của bạn có điều kiện thì hãy tìm 1 người có thể là anh, chị của bạn (hoặc thuê 1 giáo viên dạy thêm) cho bạn để có thể kiểm tra bạn về kiến thức lẫn giúp bạn giải những bài bạn không biết

+ Tự tin trong các bài READ và LISTEN để có kết quả tốt

+  Điều quan trọng nhất trong việc học tiếng Anh mà tôi đã nêu ra với các bạn từ đầu với các bạn đó là sự “Kiên Trì” trong việc chinh phục học môn tiếng Anh
   Cảm ơn các bạn đã đọc bài thuyết trình của mình và chúc các bạn có thể học môn Anh tốt hơn 
Photobucket